268 Lượt xem
Tháp Bánh Ít là một trong số ít những quần thể kiến trúc, văn hóa Chăm còn sót lại ở Việt Nam. Theo dòng thời gian, tháp Bánh Ít đã mang trong mình những dấu ấn lịch sử của Vương quốc Chăm pa cổ đại.
Tháp Bánh Ít Quy Nhơn - một công trình đền thờ cổ xưa của người Champa được bảo tồn cho đến ngày nay. Nơi đây được xem là điểm đến tham quan mang trên mình ý nghĩa về mặt lịch sử, văn hóa hết sức đặc sắc tại Bình Định. Tháp bánh ít ở Quy Nhơn thu hút hàng ngàn khách du lịch từ mọi miền tổ quốc bằng những kiệt tác kiến trúc ghi dấu lại thời kỳ Champa huy hoàng một thời tại nơi đây. Phố Mình sẽ đưa bạn đến những ngày tháng xưa kia của người Chăm qua hình ảnh Tháp Chăm Bánh Ít Quy Nhơn nhé!
Tháp Bánh Ít Quy Nhơn được xác định là một cụm tháp cổ của người Champa. Công trình này được xây dựng vào khoảng thời gian cuối thế kỷ XI cho đến đầu thế kỷ XII. Tháp Chăm Bánh Ít Quy Nhơn tọa lạc tại ngọn đồi thuộc thôn Đại Lộc, Phước Hiệp, Tuy Phước, Bình Định. Nơi này khá gần thành phố Quy Nhơn, cụ thể Tháp Bánh Ít cách Quy Nhơn khoảng 20km. Nhờ lợi thế về vị trí cũng như sự độc đáo riêng biệt mà hằng năm nơi đây đón tiếp hàng ngàn lượt khách đến tham quan, tìm hiểu.
Tháp Bánh Ít ở Quy Nhơn hằng năm thu hút hàng nghìn lượt khách
Theo sử sách lưu lại, vương quốc Chăm-Pa từng là một vương quốc cổ đại có địa phận gần giống miền Trung của Việt Nam. Người Champa đã cho xây dựng rất nhiều công trình kiến trúc, đền thờ cổ ở miền Trung qua đó thể hiện niềm tin tín ngưỡng của mình. tuy nhiên, sự suy vong dần của vương triều đã khiến các công trình dần bị tàn phá, hư hỏng nặng bởi thời gian và các tác động môi trường. Đến hiện nay, chúng ta phát hiện chỉ còn lại rất ít công trình, một vài cái tên tiêu biểu như: Thánh địa Mỹ Sơn, Tháp chàm Poshanư, Tháp Poklong Garai,... và Tháp Bánh Ít Quy Nhơn cũng nằm trong số đó.
Dữ liệu lịch sử không ghi lại cụ thể quá trình xây dựng của Tháp Bánh Ít ở Quy Nhơn. Hiện nay, các nhà nghiên cứu chỉ biết được Tháp được thời gian xây dựng trong khoảng cuối thế kỉ 11 - đầu thế kỷ 12.
Cái tên “Bánh Ít” lại được chính người dân địa phương đặt cho quần thể Tháp
Đặc biệt, cái tên “Bánh Ít” lại được chính người dân địa phương đặt cho quần thể Tháp để thuận tiện gọi trong đời sống. Họ lý giải rằng, nhìn từ phía xa, các tháp trông như món Bánh Ít - thức bánh đặc sản của Bình Định. Tháp cũng có tên gọi khác là thác Bạc, còn trong tiếng J’rai là Yang Mtian có nghĩa là cụm tháp Champa.
Nhìn từ trên cao, ta có thể nhận ra rõ nét sự ảnh hưởng của văn hóa Chăm pa cổ đại lên phong cách xây dựng kiến trúc. Những nét tiêu biểu nhất và dễ nhận thấy nhất là các tượng đá trầm tư, tượng hình vũ nữ đang múa kèm với đó là các bức phù điêu sống động gợi nhớ một thời huy hoàng của Vương quốc Chăm-pa thời cổ đại.
Quần thể Tháp Bánh Ít nhìn từ trên cao như thấy cả bề dày lịch sử Champa
Mời bạn xem thêm: Hầm Hô Quy Nhơn
Tháp Bánh Ít Quy Nhơn hay còn gọi là tháp Bạc là một quần thể bao gồm bốn tháp lần lượt đi từ cổng vào tương ứng là: Tháp Cổng, Tháp Bia, Tháp Chính và Tháp Yên Ngựa ( Tháp Lửa).
Tháp Bánh Ít - Di tích kiến trúc nghệ thuật Champa
Sau khi đi qua một hàng các bậc thang đá bạn sẽ đến được Tháp Cổng. Tháp Cổng của Tháp Bánh Ít Quy Nhơn có vẻ ngoài khá đơn giản, không quá cầu kỳ về họa tiết. Tháp cổng được thiết kế theo bình đồ hình vuông, có các cửa thông nhau, một lối dẫn ra phía Đông, một lối dẫn đến hàng bậc thang để tiến vào khu Tháp chính.
Nhìn về phía Nam của quần thể tháp Bánh Ít Quy Nhơn sẽ thấy một tòa tháp nhỏ, thấp hơn so với Tháp chính khoảng 10m. Tháp Bia gồm có 4 cửa thông ra 4 hướng khác nhau. Cửa có thiết kế hình vòm nhọn dần lên phía trên. Mái Tháp Bia trông giống các quả bầu lọ xếp chồng lên nhau tạo sự độc đáo cho công trình. Kiến trúc này đã đi qua nhiều giai đoạn lịch sử nên hư hại khá nhiều, trên mái còn mọc cả các cây xanh.
Kiến trúc này đã đi qua nhiều giai đoạn lịch sử nên hư hại khá nhiều
Mời bạn xem thêm: Bãi tắm Hoàng Hậu
Tháp Chính của Tháp Bánh Ít Quy Nhơn là công trình có kích thước lớn nhất. Tháp đặt ở trung tâm quần thể, trên đỉnh ngọn đồi cao 85m so với mực nước biển. Tháp chính mang trên mình nhiều chi tiết tinh tế hơn so với các tháp tháp còn lại trong quần thể. Bạn có thể thấy tháp từ xa rất uy nghi và vững vàng. Tháp chính cao đến hơn 20m, phía Đông có một cửa chính nhô ra ngoài, có trang trí họa tiết hình mũi giáo tinh xảo, ở giữa có phù điêu mặt Kala. Các cửa khác lần lượt nằm ở 3 hướng còn lại đều là các cửa giả. Chúng cũng được trang trí tỉ mỉ , tuy có nhô ra nhưng ít hơn so cửa chính. Mái vòm Tháp Chính có chạm trổ phù điêu Gajasimha hết sức tinh xảo.
Tháp Yên Ngựa hay Tháp Lửa nằm ngay cạnh Tháp Chính trong quần thể tháp Bánh Ít ở Quy Nhơn. Tháp có tên như vậy là do phần mái của tháp được thiết kế cong như một chiếc yên ngựa. Trên tháp có nhiều họa tiết tinh xảo như chim, thú, hình ảnh con người đang trong tư thế chống đỡ như đang nâng bổng cả tòa Tháp. Theo thông tin được ghi chép lại, Tháp Yên Ngựa được xây dựng lên với mục đích sử dụng như một nhà kho để lưu trữ các đồ vật phục vụ lễ tế.
Trên tháp có nhiều họa tiết tinh xảo như chim, thú, hình ảnh con người
Mời bạn xem thêm: Làng Chài Bãi Xếp Quy Nhơn
Tên gọi “Bánh Ít”của tháp gợi nhắc đến một loại đặc sản của quê hương Bình Định. Cái tên này vừa tôn vinh các giá trị truyền thống của xứ sở Bình Định vừa khơi lên sự tò mò cho du khách về món ăn đặc biệt này mỗi khi ghé thăm nơi đây.
Tượng thần Siva thờ bên trong Tháp
Lối kiến trúc của tháp Bánh Ít mang phong cách hơi thở đặc trưng của nền văn hóa Chăm pa thời kỳ cổ đại. Hình thức kiến trúc Gopura, Posah, Kalan đã khiến nét đẹp của tháp Bánh Ít không chỉ dừng lại ở tính thẩm mỹ mà còn nổi bật lên tín ngưỡng quan trọng của người dân Chăm pa xưa kia. Tín ngưỡng thờ thần linh và sự độc đáo của các công trình góp phần làm nên giá trị lịch sử nơi đây.
Lối kiến trúc của tháp Bánh Ít mang hơi thở đặc trưng của nền văn hóa Champa
Giá vé và giờ hoạt động của Tháp Bánh Ít Quy Nhơn
Tháp Bánh Ít Quy Nhơn là điểm tham quan mang nhiều giá trị thẩm mỹ - văn hóa - lịch sử nên có rất nhiều du khách trong và ngoài nước muốn ghé thăm mỗi khi có dịp. Chính vì thế, theo khảo sát của Phố Mình nơi đây hỗ trợ mức giá tham quan khá hợp lý để mọi người không phải băn khoăn nhiều khi muốn đến tham quan:
Tháp Chăm Bánh Ít là điểm tham quan mang nhiều giá trị thẩm mỹ - văn hóa - lịch sử
Mời bạn xem thêm: Dịch vụ xe Taxi Quy Nhơn
Nếu đã đến Bình Định đừng nên bỏ lỡ các điểm đến thú vị khác gần khu Tháp Bánh ít bạn nhé:
Mỗi nơi đều mang một màu sắc riêng biệt, giúp bạn hiểu thêm về thiên nhiên, con người và văn hóa của miền đất Nam Trung Bộ.
Đồi cát Phương Mai - Vẻ đẹp thiên nhiên Bình Định
Tháp Bánh Ít Quy Nhơn được đánh giá là công trình kiến trúc Champa đẹp nhất ở tỉnh Bình Định. Tinh hoa trong việc xây dựng của người Champa cổ được thể hiện rõ nét qua quần thể này. Đây là một trong những điểm đến mà Phố Mình nghĩ bạn nhất định phải ghé qua khi đến thăm vùng đất Bình Định đấy nhé!